Cung cấp các kiến thức cơ bản về trẻ khiếm thính, đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính và các phương thức giao tiếp của trẻ, qua đó, giúp người học có một cái nhìn tương đối tổng thể về khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính và phương thức giao tiếp phù hợp với những trẻ này.
Bao gồm 3 phần cơ bản:
Phần thứ nhất: Trẻ khiếm thính và các đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính. Phần này nhằm giới thiệu chung về trẻ khiếm thính, các mức độ khiếm thính, các nguyên nhân gây khiếm thính, từ đó đưa ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp và đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính.
Phần thứ hai: Các phương thức giao tiếp của trẻ khiếm thính Phần này giới thiệu các phương tiện giao tiếp đặc trưng của trẻ khiếm thính đồng thời giới thiệu, phân tích những cách thức giao tiếp cơ bản của trẻ khiếm thính.
Phần thứ ba: Thực hành sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Phần này cung cấp những ký hiệu đơn giản để minh hoạ rõ hơn cho một số phương tiện giao tiếp cơ bản và cách thức giao tiếp của trẻ khiếm thính, đồng thời hướng dẫn cách làm các ký hiệu đó.
Kiến thức đạt được
Nêu được khái niệm trẻ khiếm thính, xác định các mức độ khiếm thính của trẻ.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính.
Có kỹ năng xác định mức độ khiếm thính của trẻ và phâm tích được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính.
Hiểu được khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính, các phương tiện, cách thức giao tiếp của trẻ.
Có kỹ năng phân tích và bước đầu sử dụng các phương tiện, cách thức giao tiếp của trẻ.
Hiểu thêm về các đặc trưng trong giao tiếp của trẻ khiếm thính.
Có kỹ năng sử dụng một số phương tiện giao tiếp cơ bản của trẻ khiếm thính.
Giáo trình điện tử của trường ĐHSP Hà nội là một loại học liệu điện tử đã được đóng gói theo chuẩn SCORM 1.2. Để học được nội dung của giáo trình này cần phải được chạy trên một hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS) hoặc là một phần mềm có thể thưc thi được các gói học liệu theo chuẩn SCORM 1.2 – như Reload Player.
Các yêu cầu kỹ thuật
Để học được các giáo trình này trên máy tính cá nhân, cần phải cài đặt các phần mềm sau: - Phần mềm Reload Player - Phần mềm JavaRuntime Enviroment
Bạn có thể download hướng dẫn và bộ công cụ các phần mềm hỗ trợ trên tại đây.
Nguồn tham khảo:
TS James Woodward - Những vấn đề giao tiếp và giáo dục người điếc, ngôn ngữ ký hiệu - Tổ giáo dục trẻ khiếm thính - Khoa Giáo dục Đặc biệt - ĐHSP Hà Nội
W.Lynus - Những cách thức lựa chọn phương thức tiếp cận trong giao tiếp với người khiếm thính - Tổ giáo dục trẻ khiếm thính - Khoa Giáo dục Đặc biệt - ĐHSP Hà Nội
GS.TS Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý trẻ khiếm thính - Khoa Giáo dục Đặc biệt - ĐHSP Hà Nội
Deaf Heritage, National Association of the Deaf, United State of America
Issues and Recommendation about: Sign Language, Initiatives for Deaf Education, Egypt, 1997
J.G. Kyle and B.Woll with G.Pullen and F.Maddix, Sign Language, the study of deaf people and their language, Cambridge University, 2002
Sign Language and Your Deaf Child, NDCS, United Kingdom
Sandy Niemann. Devorah Greenstein and Darlena David, Helping children who are deaf, Hesperian, Berkeley, California, United State of America
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục chuyên biệt - Việt chiến lược và chương trình giáo dục - Bộ sách ngôn ngữ ký hiệu - Hà Nội - 1998
Tổ chức quốc tế PSBI, Bộ sách ngôn ngữ ký hiệu của trẻ khiếm thính (3 tập) - Hà nội 2003
http://www.deafservices.edu.vn
TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến , Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005
Soạn EK966 <noi_nhan> gửi 8777 để nhận tài liệu qua email Xem »
+ Tại sao không đăng ký được?
+ Tại sao click download lại bị nhắc đăng nhập? Tại sao không download được?
+ Lỗi download 99% vì sao?
Hãy xem ở đây.
Dịch vụ Thư viện
+ Để đăng ký nhận tài liệu qua email, hãy soạn tin theo cú pháp EK<ma_sach><noi_nhan>
Nhắn tới số 8677. Xem chi tiết.
+ Ngoài số lượt download cho phép mỗi ngày, bạn có thể yêu cầu thêm bằng cách soạn tin: EKD<username>
Nhắn tới các số 8577, 8677, 8777.
Chú ý xem hướng dẫn.