Học phần này nhằm giúp sinh viên nắm vững, hiểu sâu sắc hơn những lý luận chung về bài học lịch sử ở trường phổ thông. Bao gồm khái niệm, mục tiêu, cấu trúc, các loại bài, những yêu cầu cơ bản đối với bài học lịch sử, các công việc chuẩn bị và tiến hành bài học lịch sử ở trường phổ thông. Đồng thời thông qua các ví dụ cũng nhằm giúp sinh viên biết cách vận dụng lý luận đã học vào các bài lịch sử cụ thể.
Giáo trình giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức về bài học lịch sử ở trường phổ thông. Đó là những quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử và các biện pháp nâng cao hiểu quả bài học lịch sử.
Rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng vận dụng các biện pháp vào chuẩn bị, tiến hành các bài học cụ thể.
Kiến thức đạt được
Củng cố, nâng cao nhận thức lý luận cơ bản về bài học lịch sử. Trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong tình hình hiện nay.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng những lý luận trên vào dạy học một bài học lịch sử cụ thể.
Bồi dưỡng thái độ chuyên cần, nghiêm túc trong lao động học tập và lòng yêu nghề.
Kiến thức cần thiết
Sinh viên phải học hết các phần của Phương pháp dạy học lịch sử đại cương.
Giáo trình điện tử của trường ĐHSP Hà nội là một loại học liệu điện tử đã được đóng gói theo chuẩn SCORM 1.2. Để học được nội dung của giáo trình này cần phải được chạy trên một hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS) hoặc là một phần mềm có thể thưc thi được các gói học liệu theo chuẩn SCORM 1.2 – như Reload Player.
Các yêu cầu kỹ thuật
Để học được các giáo trình này trên máy tính cá nhân, cần phải cài đặt các phần mềm sau:
- Phần mềm Reload Player
- Phần mềm JavaRuntime Enviroment
Bạn có thể download hướng dẫn và bộ công cụ các phần mềm hỗ trợ trên tại đây.
Nguồn tham khảo:
1. N.G. Đairi : Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào ? Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973.
2. I.F. Kharlamop : Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào ? Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1979.
3. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt : Giáo dục học, Tập 1, Nxb Giáo dục, HN, 1987.
4. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi : Phương pháp dạy học lịch sử, Tập II, Nxb Đại học Sư phạm, HN, 2002.
5. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (Đồng chủ biên) : Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
6. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng : Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Sách bồi dưỡng thường xuyên, chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên THCS, Nxb Giáo dục, HN, 1998.
7. Đổi mới việc dạy học lịch sử “lấy học sinh là trung tâm”, Nxb Đại học Quốc gia, HN, 1996.
8. Nguyễn Thị Côi: Một vài suy nghĩ về cấu trúc bài học lịch sử nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh, Tập san KHXH, THPT - số 29 (9 - 1999).
9. Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm 2006
10. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
11. Sách giáo viên Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Soạn EK1107 <noi_nhan> gửi 8677 để nhận tài liệu qua email Xem »
+ Tại sao không đăng ký được?
+ Tại sao click download lại bị nhắc đăng nhập? Tại sao không download được?
+ Lỗi download 99% vì sao?
Hãy xem ở đây.
Dịch vụ Thư viện
+ Để đăng ký nhận tài liệu qua email, hãy soạn tin theo cú pháp EK<ma_sach><noi_nhan>
Nhắn tới số 8677. Xem chi tiết.
+ Ngoài số lượt download cho phép mỗi ngày, bạn có thể yêu cầu thêm bằng cách soạn tin: EKD<username>
Nhắn tới các số 8577, 8677, 8777.
Chú ý xem hướng dẫn.