Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung khoa học của các giáo trình bản đồ học đã xuất bản ở trong và ngoài nước, nhưng được cấu trúc lại, bổ sung, mở rộng, nâng cao và cập nhập những kiến thức bản đồ học hiện đại
- Về cấu trúc: Giáo trình được cấu trúc hệ thống và hợp lí hơn. Những kiến thức chung về thiên văn, Trái đất có quan hệ chặt chẽ với cơ sở toán học của bản đồ ở các giáo trình trước đây được xếp thành chương riêng, nay được đưa chung vào chương Cơ sở toán học của bản đồ, tránh sự trùng lặp và bảo đảm tính lôgic khoa học. Những chương mục có quan hệ với Bản đồ học đại chương nhưng thuộc kiến thức Bản đồ địa hình và Bản đồ giáo khoa không còn được đề cập trong giáo trình này nữa vì chúng đã đưa về các giáo trình chuyên ngành mình.
Toàn bộ giáo trình đựoc cấu trúc thành 8 chương, 6 chương đầu là những kiến thức lí luận chung, trình bày có hệ thống các khái niệm cơ bản của Bản đồ học và Bản đồ địa lí, 2 chương sau là các lí luận và phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ.
- Về nội dung: Giáo trình đã bổ sung, nâng cao nhiều cơ sở lí luận và kiến thức hiện đại của Bản đồ học như lí luận về Phương pháp bản đồ - Phương pháp nghiên cứu cơ bản của Bản đồ học, về ngôn ngữ bản đồ, khái quát hóa những đặc trưng cơ bản của Bản đồ địa lí. Đặc biệt hai chương Thành lập bản đồ và Sử dụng bản đồ mang tính ứng dụng, không chỉ nâng cao các kiến thức lí luận mà được trình bày rất sâu sắc, cụ thể các phương pháp mang tính truyền thống và tiếp cận các phương pháp và phương tiện hiện đại.
Giáo trình Bản đồ học đại cương được biên soạn trên cơ sở mục tiêu và chương trình đào tạo giáo viên Địa lí của trường Đại học Sư phạm Hà nội, trang bị những kiến thức cơ bản về bản đồ học cho sinh viên đại học, song cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với các hệ cao đẳng, thạc sĩ Địa lí, các giáo viên giảng dạy Địa lí ở các trường phổ thông và những ngành khác có quan hệ với các kiến thức bản đồ.
Kiến thức đạt được
1.Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về bản đồ học, bản đồ địa lí, các phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ địa lí.
2. Sinh viên các trường Đại học sư phạm học xong chương trình bản đồ học cần phải có các kĩ năng:
Về lí luận, nắm chắc hệ thống khái niệm bản đồ học, bản đồ địa lí. Trong đó, đi sâu nghiên cứu và hiểu một cách đầy đủ về cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hoá bản đồ, phân loại bản đồ và quy trình trong hệ thống thành lập – sử dụng bản đồ địa lí.
Về kĩ năng, nắm được kĩ năng về phương pháp bộ môn. Đó là phương pháp bản đồ ; phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp…bản đồ địa lí ; biết sử dụng ngôn ngữ bản đồ trong thành lập và sử dụng bản đồ. Mỗi sinh viên thực hiện biên tập một bản đồ địa lí.
Biết sử dụng bản đồ địa lí để nghiên cứu khoa học, nhằm không ngừng nâng cao trình đồ chuyên môn đáp ứng đồi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Điều kiện cần thiết
Có đầy đủ tài liệu lí thuyết và thực hành bản đồ học đại cương (ngoài ra, có càng nhiều tài liệu bản đồ khác đã công bố ở trong và ngoài nước về bản đồ học càng tốt) và các trang thiết bị cá nhân dùng cho học tập môn bản đồ học.
Đọc có phân tích và nhận xét các tài liệu đó khi học từng chương, mục.
Thực hành ở lớp và ở nhà các chủ đề mà giáo viên yêu cầu.
Giáo trình điện tử của trường ĐHSP Hà nội là một loại học liệu điện tử đã được đóng gói theo chuẩn SCORM 1.2. Để học được nội dung của giáo trình này cần phải được chạy trên một hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS) hoặc là một phần mềm có thể thưc thi được các gói học liệu theo chuẩn SCORM 1.2 – như Reload Player.
Các yêu cầu kỹ thuật
Để học được các giáo trình này trên máy tính cá nhân, cần phải cài đặt các phần mềm sau: - Phần mềm Reload Player - Phần mềm JavaRuntime Enviroment
Bạn có thể download hướng dẫn và bộ công cụ các phần mềm hỗ trợ trên tại đây.
Nguồn tham khảo:
Tiếng việt:
1. Nguyễn Thị Thục Anh. Nghiên cứu thử nghiệm thành lập bản đồ địa hình 3D. Báo cáo khoa học - Hà Nội, 2004.
2. Bùi Tiến Diệu. "Nghiên cứu thành lập một số bản đồ đánh giá lãnh thổ trên cơ sở ứng dụng mô hình toán học và thông tin bản đồ". Luận văn thạc sĩ kĩ thuật, Hà Nội, 2004.
3. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học, NXB Đại học Sư phạm, 2004.
5. Phạm Ngọc Đĩnh (Chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lâm Quang Dốc, Lê Huỳnh, Hoàng Xuân Lĩnh, Đỗ Thị Minh Tính. Bản đồ học. Trung tâm sách Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1976.
6. Ngô Đạt Tam. Địa đồ học. NXB Giáo dục, 1968.
7. Ngô Đạt Tam (Chủ biên), Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc Đĩnh. Bản đồ học. NXB Giáo dục, 1976 (tái bản 1986).
8. Triệu Văn Hiếu. "Phân tích bản đồ" (Bài giảng cho cao học ngành bản đồ). Hà Nội, 2001.
9. Quân đội nhân dân Việt Nam. "Cách sử dụng bản đồ địa hình". Phòng Bản đồ Bộ Tổng tham mưu, 1962.
10. Nguyễn Viết Thịnh. Nghiên cứu phân kiểu kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện nhằm phát hiện quy luật phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Hà nội, 2002.
11. Vũ Bích Vân. "Bản đồ học điện toán", giáo trình cao học ngành bản đồ. Hà Nội, 2002.
Tiếng nước ngoài
12. A.M. Berliant. Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ. Hoàng Phương Nga, Nhữ Thị Xuân (biên dịch). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004.
13. L.X Garaevxkaia. Bản đồ học. Cục đo đạc và bản đồ nhà nước. 1979 (bản dịch của Nguyễn Trọng Mão và Lê Thế Hảo).
14. A.A Liutưi. Ngôn ngữ bản đồ: Bản chất, hệ thống, chức năng. Moskva. 1988.
15. K.A. Xalishev. Bản đồ học. Moskva. 1971 (Nguyên bản tiếng nga).
Soạn EK886 <noi_nhan> gửi 8677 để nhận tài liệu qua email Xem »
+ Tại sao không đăng ký được?
+ Tại sao click download lại bị nhắc đăng nhập? Tại sao không download được?
+ Lỗi download 99% vì sao?
Hãy xem ở đây.
Dịch vụ Thư viện
+ Để đăng ký nhận tài liệu qua email, hãy soạn tin theo cú pháp EK<ma_sach><noi_nhan>
Nhắn tới số 8677. Xem chi tiết.
+ Ngoài số lượt download cho phép mỗi ngày, bạn có thể yêu cầu thêm bằng cách soạn tin: EKD<username>
Nhắn tới các số 8577, 8677, 8777.
Chú ý xem hướng dẫn.